xu-huong-mua-truoc-tra-sau-moi-nhat-cap-nhat-2024-banner.webp

Xu hướng mua trước trả sau mới nhất (cập nhật 2024)

12/03/2024
438 lượt xem

Xu hướng mua trước trả sau (Buy now pay later - BNPL) đang dần bùng nổ và chiếm lĩnh thị trường thanh toán hiện nay. Một trong những lý do khiến xu hướng này càng phát triển là vì nó kết hợp linh hoạt giữa vay tín dụng với khoản vay tín dụng kỳ hạn ngắn. Không những vậy, hình thức mua trước trả sau còn hỗ trợ giao dịch khi mua sắm trực tuyến với trải nghiệm thanh toán nhanh chóng, quy trình thân thiện với người dùng.  

Theo dự báo của Insider Intelligence, xu hướng mua trước trả sau sẽ tiếp tục tăng nhanh tại nước Mỹ, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại khi xu hướng dần bão hòa. Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến (Tỷ lệ thâm nhập của người dùng - User penetration) sẽ tăng 40% so với số người mua sắm trực tuyến lần đầu vào năm 2023, trong đó, sự gia tăng này chủ yếu đến từ người dùng trẻ tuổi. Trong giai đoạn tiếp theo, tính đến năm 2026, tổng số tiền chi tiêu trực tuyến dự kiến sẽ đạt 94,87 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng, đến 25,5% so với năm trước. Cùng với đó, mức tăng trưởng người dùng cũng cao hơn gấp đôi, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng mua trước trả sau tại Mỹ. 

Bài viết liên quan:  

gia-tri-thanh-toan-va-luong-nguoi-dung-su-dung-mua-truoc-tra-sau-tai-my-trong-giai-doan-2020-2026.webp

Giá trị thanh toán và lượng người dùng sử dụng mua trước trả sau tại Mỹ trong giai đoạn 2020 – 2026 @insiderintelligence 

 

1. Cả người tiêu dùng và nhà bán hàng đều đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của xu hướng mua trước trả sau 

  • Xu hướng mua trước trả sau đang dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là khi người dùng gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả các khoản chi tiêu. Theo Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Hoa Kỳ (CFPB), nguyên nhân dẫn đến sự lan rộng của xu hướng mua trước trả sau có thể là vì phần lớn khách hàng sử dụng hình thức này như một biện pháp để giải quyết khó khăn trong chi tiêu hàng ngày. 
  • Càng ngày càng nhiều điểm bán và nhà cung cấp dịch vụ chấp nhận hình thức "mua trước trả sau", hỗ trợ tối đa nhu cầu thanh toán của khách hàng. Xu hướng này cũng đang dần "lấn sân” vào các lĩnh vực mới, hứa hẹn về một tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, điển hình như trong mảng thực phẩm tạp hóa, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ pháp lý và du lịch. Hiện nay, các đối tác bán lẻ lớn như Amazon cũng đang dần đón nhận phương thức thanh toán này.  
  • Sự tham gia của nhiều "tay chơi” mới cũng có thể cải thiện khả năng tiếp cận của hình thức mua trước trả sau đối với khách hàng. Apple và Walmart đã bắt đầu áp dụng hình thức mua trước trả sau cho khách hàng trong năm 2023. Khi các công ty lớn chấp nhận hình thức này, mua trước trả sau sẽ có khả năng mở rộng mạng lưới tiếp cận và được phổ biến rộng rãi hơn tới khách hàng. 
xu-huong-mua-truoc-tra-sau-dang-dan-lan-rong-trong-gioi-tre.webp

Xu hướng mua trước trả sau đang dần lan rộng trong giới trẻ @engage121 

 

2. Xu hướng mua trước trả sau đang đặt ra thách thức đáng kể cho thẻ tín dụng 

Theo một nghiên cứu của J.D. Power, 44% người dùng thẻ tín dụng tại Mỹ đang cân nhắc sử dụng các phương thức thanh toán khác, đặc biệt là “mua trước trả sau” cho các giao dịch lớn. Thêm vào đó, cuộc khảo sát của The Ascent vào tháng 6 năm 2022 cho thấy 5 trong 7 lý do chính khiến người lớn Mỹ sử dụng hình thức mua trước trả sau đều liên quan trực tiếp đến những lo ngại về thẻ tín dụng. 

Trên thực tế, mặc dù thẻ tín dụng vẫn được chấp nhận rộng rãi hơn so với hình thức mua trước trả sau, nhưng sự phổ biến của xu hướng mua trước trả sau có thể trở thành đối thủ đáng gờm, "cản đường” các nhà phát hành thẻ trong việc thu hút thêm khách hàng trẻ tuổi. Mặc khác, sự cạnh tranh này cũng tạo động lực để thể thúc đẩy các nhà phát hành thẻ nghiên cứu và đưa ra các sáng kiến để cải thiện và phát triển dịch vụ của mình. 

hinh-thuc-mua-truoc-tra-sau-dang-dat-ra-thach-thuc-cho-the-tin-dung.webp

Hình thức mua trước trả sau đang đặt ra thách thức cho thẻ tín dụng @stanleymilton 

 

3. Nhiều rủi ro của xu hướng mua trước trả sau phát sinh làm tăng áp lực điều tiết và quản lý kinh tế   

Tại Mỹ, hầu hết những khoản thanh toán mua trước trả sau đều không được báo cáo cho các văn phòng tín dụng; do đó, người tiêu dùng có thể sử dụng dịch vụ vay từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Điều này dẫn một hệ lụy là người dùng có thể vay vượt quá khả năng chi trả của mình.  

Theo khảo sát của LendingTree vào tháng 3 năm 2022, 42% người dùng mua trước trả sau tại Mỹ cho biết họ đã thanh toán trễ ít nhất một khoản vay khi sử dụng hình thức thanh toán này. Chính vì vậy, cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB) đang trong quá trình yêu cầu các nhà cung cấp các sản phẩm mua trước trả sau phải tuân thủ các quy tắc của Quốc hội và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) để dễ dàng quản lý các giao dịch của khách hàng. 

Mặc dù quy định có thể khắt khe trong thời điểm hiện tại, nhưng về lâu dài, nó sẽ giúp cho xu hướng mua trước trả sau phát triển theo hướng an toàn hơn. Việc các quy định có thể bổ sung thêm một số bước vào quy trình thanh toán sẽ khiến các nhà cho vay thắt chặt điều kiện vay hơn và việc thanh toán mua trước trả sau trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc nang cao tính minh bạch có thể củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào phương thức thanh toán này, từ đó tạo nên lợi ích lâu dài cho xu hướng mua trước trả sau. 

mua-truoc-tra-sau-dat-ra-nhieu-thach-thuc-cho-cac-nha-quan-ly.webp

Mua trước trả sau đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý @payuindia 

 

3. Các công ty fintech ngành mua trước trả sau đang chuyển đổi mô hình kinh doanh để thoát khỏi lỗ hổng lợi nhuận 

Tính tới thời điểm này, Affirm và Klarna (hai nhà cung cấp dịch vụ mua trước trả sau của Mỹ) vẫn chưa có lãi, định giá giảm sâu càng khiến tình hình hoạt động hai doanh nghiệp này thêm khó khăn. Zip (một công ty công nghệ tài chính của Mỹ) đã thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí rộng rãi vào năm ngoái để duy trì hoạt động, bao gồm việc rút khỏi một số thị trường và đóng cửa ứng dụng quản lý tài chính của mình. 

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện hai chuyển đổi khi ngành chuyển sang “Mua trước trả sau 2.0”: 

 

3.1. Xây dựng các siêu ứng dụng 

Các nhà cung cấp dịch vụ mua trước trả sau hàng đầu sẽ cố gắng xây dựng các siêu ứng dụng. Họ đang hướng đến các dịch vụ “phi mua trước trả sau”, bao gồm chương trình tặng thưởng, phát hành thẻ vật lý, tùy chọn thanh toán không trả góp và theo dõi giá. Đưa các dịch vụ này trở thành giải pháp tài chính cho khách hàng mua sắm và quản lý tài chính, từ đó giúp công ty tạo ra các luồng doanh thu mới. 

 

3.2. Thúc đẩy nỗ lực hợp nhất 

Các nhà cung cấp dịch vụ có thể đẩy nhanh các nỗ lực hợp nhất. Việc kết hợp các dịch vụ có thể mở rộng phạm vi hoạt động và cải thiện dịch vụ của công ty. Ví dụ, Affirm và Splitit đang tìm kiếm các tài sản công nghệ. Các công ty đang gặp khó khăn cũng có thể tự bán mình cho các tập đoàn lớn hơn. 

Có thể thấy xu hướng mua trước trả sau ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, xu hướng mua trước trả sau cũng có rất nhiều dư địa để phát triển.  

home-pay-later-la-mot-trong-nhung-don-vi-tien-phong-trong-linh-vuc-bnpl-tai-viet-nam.webp

Home PayLater là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực BNPL tại Việt Nam 

 

Home PayLater tự hào là một trong những đơn vị tiên phong, đón đầu xu hướng mua trước trả sau tại Việt Nam. Home PayLater mang đến cho khách hàng giải pháp tài chính thông minh, tối ưu hàng đầu. Hỗ trợ khách hàng mua hàng trước, mà chưa cần thanh toán ngay, thay vào đó là trả dần trong các kỳ hạn từ 1 – 3 – 6 – 12 tháng, với lãi suất chỉ từ 0%. 

Chỉ cần mở tài khoản Home PayLater là khách hàng đã có thể mua thoải mái mua sắm và thanh toán trả sau mà không cần lo lắng ví tiền. Vậy còn chần chừ gì mà chưa đăng ký ngay? 

Nhanh tay mở tài khoản ngay! 

(Bài viết được dịch từ “Key trends we're watching in BNPL” bởi Jaime Toplin, đăng tại Insider Intelligence. Ý kiến trong bài không đại diện cho quan điểm, ý kiến của Home PayLater. Bài viết chỉ mang tính tham khảo cho các xu hướng mua trước trả sau mới nhất). 

 

---

Home PayLater - Mua trước trả sau từ Home Credit   

Home PayLater là phương thức thanh toán mua trước trả sau, cấp hạn mức đến 25 triệu đồng, cho phép người dùng chia nhỏ khoản thanh toán đến 12 tháng với từ 0% lãi suất.  

Chỉ với 60 giây, không cần chứng minh thu nhập, ĐĂNG KÝ tài khoản Home PayLater ngay để nhận ưu đãi mỗi ngày, thỏa thích mua sắm tại hơn +700.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc và tại các đối tác uy tín như: Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, AVAKids, Traveloka, Tiki...  

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 

  1. App Store
  2. Google Play
Chia sẻ:

Bài viết liên quan

fintech-la-gi-top-6-xu-huong-fintech-tai-viet-nam-2024.jpg

Fintech là gì? Top 6 xu hướng fintech tại Việt Nam 2024

Ngày kết thúc 08/12/2023

936.264 lượt xem

thuong-mai-dien-tu-bung-no-mua-truoc-tra-sau-co-len-ngoi.jpg

Thương mại điện tử ‘bùng nổ’: Mua trước trả sau có ‘lên ngôi’?

Ngày kết thúc 07/12/2023

728.328 lượt xem

xu-huong-mua-truoc-tra-sau-no-ro-tai-viet-nam.jpg

Xu hướng mua trước trả sau nở rộ tại Việt Nam

Ngày kết thúc 18/11/2023

127.888 lượt xem

don-dau-xu-huong-fintech-lieu-mua-truoc-tra-sau-co-cho-dung-tai-viet-nam.jpg

Đón đầu xu hướng Fintech: Liệu Mua trước trả sau có chỗ đứng tại Việt Nam?

Ngày kết thúc 08/12/2023

753.823 lượt xem

Homecredit
Hỗ trợ khách hàng
1900 633 999

© Bản quyền thuộc về Home Credit